본문 바로가기

Thông tin sinh hoạt

Visa (Thị thực)

담당자정보

  • 부서 : 보건정책과
  • 문의전화 : 043-220-3144

Thị thực (visa) là gì?

Thị thực (Visa) vốn có nghĩa là một loại chứng thực hoặc xác nhận, tùy theo chính sách của quốc gia mà ý nghĩa của nó khác nhau. Ở các quốc gia ý nghĩa của nó được phân thành hai loại lớn là “Xác nhận cho phép nhập cảnh” dùng để công nhận một người nước ngoài có thể nhập cảnh vào nước đó, và “Hành động giới thiệu nhập cảnh” của lãnh sự đối với việc xin cấp phép nhập cảnh của người nước ngoài. Ở Hàn Quốc thì nó có nghĩa như vế sau, tức là “hành động giới thiệu nhập cảnh của lãnh sự đối với việc xin cấp phép nhập cảnh của người nước ngoài”. Theo đó dù người nước ngoài có sở hữu thị thực, nhưng nếu không đáp ứng điều kiện cấp phép nhập cảnh theo kết quả thẩm định nhập cảnh của thanh tra Phòng quản lý xuất nhập cảnh ở sân bay thì vẫn không được nhập cảnh.

Chủng loại thị thực

Thị thực cấp 1 lần

  • Chỉ có thể nhập cảnh 1 lần trong thời hạn hiệu lực.
  • Thời hạn hiệu lực : 3 tháng kể từ ngày cấp.

Thị thực cấp nhiều lần

  • Có thể nhập cảnh từ 2 lần trở lên trong thời hạn hiệu lực.
  • DThời hạn hiệu lực : tính từ ngày cấp.
    • Thị thực thuộc loại từ Ngoại giao (A-1)/đến Thỏa thuận (A-3): trong vòng 3 năm
    • Thị thực được cấp theo thỏa thuận cấp thị thực nhiều lần thì có thời hạn hiệu lực là thời hạn theo thỏa thuận
    • Thị thực cấp theo mục đích tương hỗ giữa các quốc gia, hoặc vì lợi ích quốc gia khác thì có thời hạn hiệu lực là thời hạn do Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định

Thủ tục cấp thị thực

Địa điểm xin cấp thị thực

  • Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hàn Quốc
    • Thủ trưởng cơ quan công quyền sở tại nước ngoài (Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hàn Quốc) nhận ủy quyền của Bộ trưởng Bộ tư pháp rồi cấp thị thực (Visa). (Mục 2 điều 8 Luật quản lý xuất nhập cảnh, Điều 11 của “Quy tắc thực hiện Luật quản lý xuất nhập cảnh”, Điều 9 của “Quy tắc thực hiện Luật quản lý xuất nhập cảnh”)
    • Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, trước khi cơ quan công quyền sở tại nước ngoài tiến hành cấp thị thực, có thể xin phòng quản lý xuất nhập cảnh cấp Giấy chứng nhận cấp thị thực để xin cấp thị thực. (Điều 9 Luật quản lý xuất nhập cảnh, Điều 17 của “Quy tắc thực hiện Luật quản lý xuất nhập cảnh”)

Hồ sơ đệ trình khi xin cấp thị thực

  • Hộ chiếu, Đơn xin cấp thị thực, các hồ sơ đi kèm tùy theo tư cách lưu trú

    cảnh cáoTrường hợp cần Giấy chứng nhận cấp thị thực thì đệ trình cả Giấy chứng nhận cấp thị thực.

  • Sơ đồ thủ tục cấp thị thực thông thường Khi xin cấp thị thực, người nước ngoài phải kiểm tra xem tư cách lưu trú có đúng với mục đích nhập cảnh không rồi đệ trình các hồ sơ đi kèm lên Cơ quan công quyền sở tại nước ngoài

cảnh cáoĐối với những thị thực mà Thủ trưởng cơ quan công quyền sở tại nước ngoài không được ủy quyền cấp thị thực thì xin phê duyệt của Bộ trưởng Bộ tư pháp, còn trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan công quyền sở tại nước ngoài được ủy quyền cấp thị thực thì Thủ trưởng cơ quan công quyền sẽ cấp thị thực của Đại Hàn Dân Quốc có ghi rõ tư cách lưu trú được cấp, thời hạn hiệu lực rồi dán vào hộ chiếu của người xin cấp.

cảnh cáoTrước khi nhập cảnh, người nước ngoài được cấp thị thực phải kiểm tra xem các nội dung ghi trên thị thực có chính xác không.

Miễn thị thực

  • Đối với người đã nhận thị thực tái nhập cảnh hoặc người được miễn thị thực tái nhập cảnh, nhập cảnh trước khi hết thời hạn được cấp hoặc được miễn
  • Đối với người là công dân của một quốc gia mà quốc gia đó đã ký một thỏa thuận miễn thị thực với Hàn Quốc, và thuộc đối tượng được miễn theo thỏa thuận đó
  • Những người nhập cảnh vào Hàn Quốc do quan hệ hữu nghị, đi du lịch hoặc vì lợi ích khác của nước Đại Hàn Dân Quốc, đã được cấp phép nhập cảnh theo quy định của pháp lệnh tổng thống.
  • Người đã được cấp giấy chứng nhận du lịch tị nạn và xuất cảnh rồi nhập cảnh trước khi hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đó

Thị thực du lịch y tế (C-3-M, G-1-M)

Thị thực chuyên dùng cho các bệnh nhân người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc với mục đích điều trị tại bệnh viện

Đối tượng cấp phát

  • Người muốn nhập viện vào các cơ quan y tế chuyên ngành hoặc cơ sở nghỉ dưỡng với mục đích điều trị bệnh tật hoặc nghỉ dưỡng, thời gian điều trị cần thiết từ 91 ngày trở lên
  • Bản thân bệnh nhân, hoặc người có quan hệ trực hệ trong gia đình của bệnh nhân như vợ/chồng, con cái nhập cảnh vào Hàn Quốc để chăm sóc cho bệnh nhân (thời hạn lưu trú là 1 năm, thị thực cấp nhiều lần với thời hạn hiệu lực là 1 năm)
    • C3(M) : Trường hợp thời gian điều trị và du lịch dưới 90 ngày (Điều trị đơn giản ví dụ như điều trị thẩm mỹ bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ)
    • G1(M) : 1 năm (Điều trị dài hạn và phục hồi chức năng, v.v...)

Nơi xin cấp

Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc

Hồ sơ đệ trình

Hồ sơ đệ trình - Hồ sơ chuẩn bị của bên bảo lãnh, Hồ sơ chuẩn bị của bên được bảo lãnh
Hồ sơ chuẩn bị của bên bảo lãnh Hồ sơ chuẩn bị của bên được bảo lãnh
  • Đơn xin chứng nhận cấp thị thực (Kèm 1 ảnh 3x4cm của người được bảo lãnh)
  • Văn bản giải thích lý do bảo lãnh
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Bản đăng ký pháp nhân
  • Bản sao chứng nhận đăng ký của cơ quan thu hút hoặc doanh nghiệp môi giới bệnh nhân người nước ngoài
  • Hồ sơ chứng nhận mục đích y tế do cơ quan y tế cấp
    • Giấy chẩn đoán, Ý kiến do cơ quan y tế cấp
    • Xác nhận hẹn điều trị/nghỉ dưỡng do cơ quan y tế Hàn Quốc cấp
    • Bản lịch trình du lịch
    • Hồ sơ chứng nhận khác
  • Giấy xác nhận bảo lãnh bệnh nhân người nước ngoài (trường hợp người Trung Quốc)
  • Hồ sơ đi kèm khi xin cấp phát thay
    • Giấy tờ tùy thân và Giấy chứng nhận làm việc
    • Giấy xác nhận thực hiện nghiệp vụ (Danh nghĩa của người đại diện)
    • Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ xuất nhập cảnh (đệ trình từ ngày 1.11.2009)
  • Bản sao hộ chiếu
  • Bản sao chứng nhận công dân và sổ hộ khẩu (trưởng hợp người Trung Quốc)
  • Hồ sơ chứng minh có khả năng chi trả chi phí điều trị và lưu trú
  • Hồ sơ đi kèm khi bảo lãnh người nhà bệnh nhân
    • Hồ sơ chứng minh quan hệ gia đình

Nghiệp vụ xin thay

  • Doanh nghiệp đã đăng ký ngành môi giới bệnh nhân người nước ngoài với Viện chấn hưng ngành công nghiệp y tế Hàn Quốc hoặc đã được Bộ tư pháp cấp phép làm thay công việc xin cấp visa.
  • Kể từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2009, trong số các nhân viên trực thuộc cơ quan bảo lãnh thì chỉ có những người đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xuất nhập cảnh mới có thể xin cấp visa thay, trong trường hợp cần thiết thì việc xin thay bị giới hạn và có thể sẽ yêu cầu hồ sơ bổ sung.

Hạng mục khác

Mẫu đơn và hướng dẫn xin cấp phát
Đặt hẹn trước
Điện thoại tư vấn
  • Trung tâm hướng dẫn tổng hợp dành cho người nước ngoài 1345